KA-UniKA-Uni
Ka-Uni
2024-02-02

Tình huống về từ chối thụ lý đơn đăng ký độc quyền sáng chế

Tình huống về từ chối thụ lý đơn đăng ký độc quyền sáng chế

Ngày 20/11/2010, anh Thịnh nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế đối với sản phẩm dao cạo râu 3 lưỡi, trong quá trình thụ lý đơn thì 20/12/2010 anh Thịnh rút đơn đăng ký vì cho rằng sáng chế trên có đưa vào sản xuất lâu thu hồi vốn. Ngày 10/2/2011 anh Huy cũng nghiên cứu và chế tạo thành công dao cạo rây 3 lưỡi (nghiên cứu độc lập với Thịnh). Ngày 2/9/2011 anh nộp đơn đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ thì bị người có thẩm quyền của cục từ chối với lý do sáng chế trên không có tính mới vì anh Thịnh đã bộc lộ ngày 20/12/2010. Việc từ chối của người thụ lý đơn của cục Sở hữu trí tuệ đúng hay sai. Tứ vấn gì cho anh Huy.

TRẢ LỜI:

Việc nộp đơn liên quan tới bằng sáng chế là quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn là cá nhân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Do đó quan hệ của anh Anh Thịnh với cục Sở hữu trí tuệ thuộc điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đối với việc bộc lộ:Việc bộc lộ phải hiểu rằng sáng chế đó đã được công khai cho người khác biết, việc công khải phải bằng (i) sử dụng, (ii) mô tả bằng vb và (iii) hình thức khác.

Việc anh Thịnh nộp đơn sau đó hủy bỏ, có thể thấy các vấn đề sau:

Thứ nhất, việc anh Thịnh nộp đơn không thể xem là mô tả bằng văn bản vì đó là các giấy tờ gửi lên cho cục đăng ký Sở hữu trí tuệ, việc này đang trong giai đoạn thụ lý nên không thể xem là công khai các văn bản đó ra công chúng.

Thứ hai, Anh Thịnh chỉ mới nộp đơn, tức sản phẩm chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng nào (sản xuất, khai thâc, quảng cáo…) nên không thể xem là đã bị bộc lộ.

Thứ ba, các hình thức khác: anh Thịnh ngoài việc nộp đơn, đơn còn đang trong quá trình thụ lý nên không thể xem đây là việc công khai bộc lộ ở các hình thức khác.

Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định sáng chế trên chưa bị mất tính mới nên việc từ chối của cục Sở hữu trí tuệ là sai quy định.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 124 và Điều 111 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

Anh Huy có quyền phản đối từ chối trong và có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại. Cục phải thẩm định lại trong vòng 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của anh Anh Huy.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 3 Điều 117 và điểm a khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.